Hotline: 0876 319 666

Các thông số kỹ thuật cần quan tâm khi chọn mua Máy chiếu

I-/ ĐỘ PHÂN GIẢI CỦA MÁY CHIẾU

Một trong những câu hỏi thường được đặt ra là liệu có đáng để bỏ ra nhiều tiền hơn cho việc mua máy chiếu có độ phân giải cao hơn. Đây là vấn đề quan trọng vì nó ảnh hưởng đến số tiền bạn phải trả, đôi khi khác biệt lên đến cả hàng trăm đô-la.

Phần giải thích sau phần nào giúp bạn có quyết định phù hợp hơn khi mua máy chiếu.

Độ phân giải quyết định độ nét cũng như độ trong của hình ảnh trên màn chiếu. Độ phân giải càng lớn thì giá càng cao. Đơn vị tính của Độ phân giải là điểm ảnh (pixel): SVGA (800x600),XGA (1024x768); WXGA (1280x800); FULLHD (1920x1080).

SVGA, XGA, SXGA, UXGA là gì?

Đây là những chuẩn chính về độ phân giải. Độ phân giải (resolution) là số các ảnh điểm(pixel) mà máy chiếu có thể hiển thị. Ảnh điểm là các điểm riêng lẻ tạo nên hình ảnh trên máy tính.

SVGA, XGA, SXGA và UXGA là các thuật ngữ mô tả các độ phân giải sử dụng bởi máy tính và máy chiếu. Bảng dưới đây cho thấy số ảnh điểm được hiển thị ở các độ phân giải khác nhau.

Độ phân giải

Số ảnh điểm ngang

Số ảnh điểm dọc

Tổng số ảnh điểm

SVGA

800

600

480,000

XGA

1,024

768

786,432

WXGA

1,280

800

1,024,000

FULLHD

1,920

1,080

2,073,600

  • SVGAcó thể đáp ứng nhu cầu xem phim, tuy nhiên bạn có thể thấy hiện tượng “răng cưa” khi trình diễn đồ hoạ hay tài liệuPowerPoint  từ máy tính.
  • XGAgần như là “chuẩn” cho công việc văn phòng, giao dịch, đáp ứng tốt việc trình diễn dữ liệu, đồ hoạ hay video; mặt khác hầu hết MTXT đều có độ phân giải chuẩnXGA nên tương thích tốt với máy chiếu.
  • WXGAdành cho những ứng dụng đòi hỏi độ phân giải cao, trình diễn hình ảnh lớn và chi tiết như các ứng dụng CAD/CAM.
  • FULLHDcho chất lượng, phim phân giải cao chi tiết hình ảnh tốt hơn cả, nhưng thường đắt tiền và ít sản phẩm trên thị trường.

 

 

Điều này áp dụng cho máy chiếu như thế nào?

Mỗi máy chiếu có một độ phân giải thực (native resolution, true resolution). Đó là số ảnh điểm tối đa mà máy chiếu thực sự có thể hiển thị. Như thế một máy chiếu SVGA chỉ có thể hiển thị 480.000 ảnh điểm một lúc.

Nghe có vẻ nhiều, nhưng nếu chiếu lên một màn chiếu rộng 2 m, mỗi ảnh điểm sẽ chiếm 0,25 cm. Trong khi đó, với một máy chiếu XGA, mỗi ảnh điểm chỉ chiếm nhỏ hơn 0,2 cm, và số ảnh điểm được hiển thị nhiều hơn 60%. Có nghĩa là hình ảnh sẽ nét và rõ hơn khi được chiếu với máy chiếu XGA.

Như vậy có phải độ phân giải chỉ ảnh hưởng đến độ sắc nét của hình ảnh?

Không. Nó còn ảnh hưởng đến sự tương thích giữa máy chiếu và máy tính. Nếu máy tính gởi tín hiệu XGA đến máy chiếu SVGA, sẽ có vấn đề xảy ra. Phần lớn các máy chiếu đều có kỹ thuật nén (compression), và ta vẫn thấy hình ảnh, nhưng chất lượng hình ảnh bị giảm (xem chi tiết ở phần Nén XGA và SVGA bên dưới).

Nên xem xét vấn đầu tư lâu dài khi mua máy chiếu. Phần lớn máy tính hiện nay chạy ở chế độ XGA, SVGA ít thông dụng hơn. Do đó sẽ bị giới hạn khi sử dụng máy chiếu SVGA.

Nếu máy tính chạy ở chế độ WXGA, nên thay đổi độ phân giải này khi sử dụng máy chiếu, vì giá của máy chiếu WXGA cao hơn nhiều lợi ích thu được (ở độ phân giải này).

Nếu máy tính chạy ở chế độ SVGA, sử dụng máy chiếu XGA vẫn tốt hơn. Vì máy chiếu XGA xử lý tốt hình ảnh SVGA, hình ảnh không bị biến dạng; và có thể sử dụng cho các độ phân giải khác nhau. Tuy nhiên, đối với một số người dùng, các lợi ích này không cân bằng với việc trả thêm tiền để mua máy chiếu XGA.

Nén XGA và WXGA là gì?

Phần lớn máy chiếu chấp nhận tín hiệu có độ phân giải cao hơn độ phân giải thực của nó, nhưng nó sẽ nén hình ảnh từ máy tính thành ít ảnh điểm hơn. Kết quả là một số ảnh điểm của máy tính được chia sẻ cho cùng ảnh điểm mà máy chiếu hiển thị. Điều này ít quan trọng khi chiếu ảnh hay phim, vì ta không chú ý nhiều, nhưng với chữ thì là một câu chuyện khác hẳn, đặc biệt là đối với chữ cỡ nhỏ, như minh hoạ dưới đây.

Hình minh hoạ cho thấy kết quả của máy chiếu SVGA hiển thị chữ ở chế độ XGA, với 2 kỹ thuật nén khác nhau. Ví dụ thứ hai phổ biến hơn với phần lớn máy chiếu. Một số nhãn hiệu có kỹ thuật nén tốt hơn, sẽ cho kết quả như ví dụ thứ nhất.

II-/ ĐỘ SÁNG 

Độ sáng được đo bằng ANSI lumen, chỉ số này càng cao thì máy chiếu càng sáng. Cách đơn giản nhất để chọn máy chiếu là căn cứ vào số lượng người và kích thước phòng họp để quyết định độ sáng, một yếu tố khác là dữ liệu mà máy chiếu của bạn dùng để trình diễn là động hay tĩnh.


Thường thì độ sáng của máy chiếu nằm trong khoảng từ 650 đến 5000 lumen.

III-/ ĐỘ TƯƠNG PHẢN
Độ tương phản được biểu diễn bằng tỷ số giữa các vùng sáng nhất và tối nhất của hình ảnh, hay nói cách khác là tỷ lệ giữa phần sáng nhất và phần tối nhất mà máy chiếu tạo ra được. Bạn nên chọn tỷ lệ tương phản từ 400:1 trở lên để có hình ảnh trong. Nếu bạn muốn dùng máy chiếu trong phòng có ánh sáng thì phải chọn độ tương phản cao hơn.

IV-/ Trọng lượng

Máy chiếu càng nhẹ càng đắt. Nếu đặt cố định trong phòng thì trọng lượng 9 kg trở lên không là vấn đề. Nếu thường xuyên di chuyển thì có thể chọn loại máy nhẹ chưa đến l,3 kg.

V-/ Khả năng kết nối

Nếu có nhu cầu kết nối với những nguồn tín hiệu khác ngoài MTXT, bạn nên xem xét số cổng tín hiệu để có thể kết nối cùng lúc từ nhiều máy tính hay nguồn video với máy chiếu.

VI-/ Tuổi thọ bóng đèn

Vì giá của bóng đèn chiếu thường cỡ vài trăm USD, bạn nên xét tuổi thọ của nó. Thông số tuổi thọ từ 2000 giờ trở lên được coi là tốt nhất. Hiện nay nhiều máy chiếu đã có thêm chế độ tiết kiệm (eco-mode) vừa tăng tuổi thọ bóng đèn vừa tiết kiệm chi phí.

VII-/ Tính dễ dùng

Nhìn chung các máy chiếu hiện nay rất tiện dụng, bạn chỉ mất chưa đến 5 phút để lắp đặt và trình chiếu. Tuy nhiên cũng nên xét thêm các yếu tố như:

  • Bộ điều khiển từ xa. Bạn có thể điều chỉnh, kiểm soát chức năng của máy chiếu từ bất kỳ vị trí nào. Chọn loại đơn giản, dễ điều khiển. Nếu bộ điều khiển có thể dùng cho chuột thì phải bảo đảm hoạt động nhanh, chính xác.
  • Cổng nhập. Phải có những ngõ nhập mà bạn cần như cổng cho máy tính, cho tín hiệu như S-Video, composite hay component (R, G, B) cũng như ngõ âm thanh. Nếu trình bày trước đám đông thì nên chọn loại có ngõ xuất riêng cho âm thanh để nối với loa ngoài.

VIII-/ Công nghệ của máy là LCD hay DLP

Nếu xét về công nghệ thì hiện trên thị trường Việt Nam phổ biến hai loại máy chiếu là LCD (Liquid Crystal Display) và DLP (Digital Light Processing). 

Loại LCD cho khả năng điều khiển màu sắc, độ nét, ánh sáng hiệu quả, sử dụng ba tấm LCD cho ba màu cơ bản đỏ, lục, dương, cho hình ảnh nét hầu như ở mọi độ phân giải, độ bão hoà màu tốt, hiệu quả về ánh sáng. 

Loại DLP thường nhỏ gọn vì chúng dùng ít linh kiện hơn. DLP đáp ứng tốt hơn với phim, video, cho hình ảnh trơn tru, độ tương phản cao nên hình ảnh sáng hơn, ảnh nét, chuyển màu và sắc độ xám mịn.

Tính toán độ sáng

Bài viết sẽ lấy một màn chiếu với kích thước 100 inch làm tiêu chuẩn để đánh giá một máy chiếu. Thông thường nếu bạn có một màn chiếu 100 inch độ gain 0.9 thì có thể tính được chắc chắn rằng máy chiếu Viewsonic (tên một loại máy chiếu) sẽ cho hình ảnh với độ sáng khoảng 92,5 lumen/mét. Sở dĩ là người viết muốn dùng từ khoảng ở đây vì trên thực tế, con số gain của màn chiếu (đại lượng quyết định số lumen/mét của ánh sáng phản xạ từ màn chiếu vào mắt người xem) còn phụ thuộc vào góc chiếu của máy chiếu đến màn, góc của màn so với mắt người xem (có thể do độ cao của người ngồi), màu sắc và mức độ phản sáng của phòng chiếu, thậm chí là không có một chiếc màn chiếu nào có một mức gain lý tưởng cả. Vì thế, chúng ta sẽ không đề cập tới các vấn đề cố hữu của màn chiếu hay máy chiếu như các sai số tiêu chuẩn trên máy chiếu hay các vấn đề khách quan khác.

Tổng hợp tất cả các sai số do nhiều yếu tố khác cộng lại nên việc đo lường độ sáng chỉ là gần đúng chứ không thể nào là một con số chính xác được. Do đó, trong khuôn khổ bài viết này, các kết quả tính toán được có thể chấp nhận với sai số vào khoảng 10%. Khi đã chấp nhận sai số của màn chiếu mà cụ thể là mức gain thì bài toán của chúng ta trở nên đơn giản hơn nhiều.

Bây giờ chúng ta sẽ trở về với vấn đề chiếc máy chiếu. Hầu như các máy chiếu đều phát ra khung ảnh có hình chữ nhật. Khi di chuyển máy chiếu vào gần màn hình hay điều chỉnh zoom lên thì kích thước của hình ảnh chiếu trên màn sẽ lớn hơn. Nhưng, do cùng một lượng quang năng từ đèn chiếu phóng vào màn hình nên nếu hình ảnh lớn gấp đôi thì độ sáng sẽ giảm đi một nửa. Đây chính là mấu chốt của vấn đề.
Các bạn cũng nên nhớ là chúng ta đang khảo sát màn chiếu ở khía cạnh diện tích (thông lượng ánh sáng trên 1 mét), không phải đo lường trên khía cạnh đường chéo. Ví dụ, màn chiếu của người viết có chiều dọc 1,27 m, chiều ngang 2,26 m. Khi đó, diện tích của màn chiếu 100 inch có thể tính toán qua một phép tính đơn giản là 2,86 m2.

Một thí dụ khác, nếu bạn có một màn chiếu 120 inch, có thể dễ dàng suy ra chiều dọc của màn là 1,5 m, chiều rộng là 2,66 m. Diện tích màn chiếu lúc này sẽ là 3,97 m2. Như đã nêu ở trên, chúng ta lấy thông lượng ánh sáng nhận được là 92,5 lumen/mét do máy chiếu JoeBob phóng lên màn hình 100 inch làm chuẩn. Ta sẽ thực hiện phép chia diện tích màn 100 inch cho diện tích màn 120 inch, 2,86/3,97=0,72, điều này có nghĩa là nếu lấy máy chiếu Viewsonic phóng lên màn 120 inch thì thông lượng ánh sáng màn nhận được sẽ là 92,5 x 0,72 = 66,6 lumen/mét. Tính đến mức gain 0,9 thì thông lượng ánh sáng phản xạ trở lại mắt người sẽ là 66,6 x 0,9 = 60,21 lumen/mét.

Tóm lại, công thức ta xây dựng được sẽ là:

  • L1 = A / B x G1
  • L2 = L x G2

Với:

  • L1: là độ sáng màn chiếu kích thước i inch nhận được với cùng một máy chiếu so với màn chiếu 100 inch
  • L2: Thông lượng ánh sáng phản xạ từ màn vào mắt người tính bằng lumen/mét
  • A: là diện tích màn chiếu/Diện tích màn 100 inch
  • B: là số lumen/mét do máy chiếu phóng lên màn 100 inch chuẩn
  • G1: Mức gain của màn chiếu 100 chuẩn
  • G2: Mức gain của màn chiếu mới đang khảo sát

Không quá khó hiểu phải không các bạn. Từ công thức trên chúng ta có thể rút ra được màn hình lớn hơn thì độ sáng sẽ giảm. Với công thức tuyến tính lấy thông lượng ánh sáng từ một màn chiếu 100 inch và 1 máy chiếu cố định. Ta sẽ tính được thông lượng ánh sáng phản xạ vào mắt người từ màn chiếu nếu ta thay màn chiếu có kích thước khác mà vẫn giữ nguyên các điều kiện cũ. 

Đây là một bảng tính sẵn:

  • Màn chiếu 100 inch = A (Độ sáng của cùng một máy chiếu giả định)
  • Màn chiếu 110 inch = A x 0,86
  • Màn chiếu 120 inch = A x 0,72
  • Màn chiếu 130 inch = A x 0,62
  • Màn chiếu 140 inch = A x 0,53
  • Màn chiếu 150 inch = A x 0,46
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Liên hệ
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Hoàng Vinh Group
mapicon Địa chỉ: Số nhà 4 Ngõ 18, Đường Tả Thanh Oai, Xã Tả Thanh Oai, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
tel Phone: 0876 319 666
mail Email: hoangvinh.groupvn@gmail.com
Open Location Map

DPC VIET NAM